Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương năm 2013 đưa ra tại buổi họp báo ngày 26/2.
Trả lời thắc mắc của báo chí quanh việc ngày khai hội chùa Hương, đường lên chùa thịt động vật; trong đó có thịt thú rừng: nai, nhím, hoẵng…được treo, bày bán công khai và khá nhiều mặc dù có lệnh cấm, ông Hậu cho biết, sau khi báo chí phản ánh, Công an Hà Nội đã tiến hành kiểm tra và khẳng định trước lãnh đạo UBND Hà Nội là không có thịt thú rừng được bày bán ở lễ hội chùa Hương. Kết quả của đoàn kiểm tra cho thấy, thịt lợn rừng, nhím rừng… được bày bán tại lễ hội là động vật được nuôi sinh sản trong dân.
|
“Việc đốt vàng mã trong mùa lễ hội năm nay ở chùa Hương cũng hết sức hạn chế so với các chùa khác. Mùa lễ hội năm nay khách đến chủa Hương đều không được thắp hương, chỉ có hương vòng của nhà chùa là được sử dụng. Ngoài đền Trình có hiện tượng đốt giấy tiền, vàng mã nhưng không nhiều”, ông Trưởng Ban tổ chức lễ hội khẳng định.
Theo ông Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, từ ngày khai hội đến hết ngày 25/2, chùa Hương đã đó hơn 416.000 lượt khách đến thăm quan và đi lễ. “Mấy ngày đầu khi mới vào hội, việc tổ chức còn việc này việc kia xảy ra nhưng đến bây giờ thì mọi việc đang đi vào khuôn khổ”, ông Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết.
Sáng mùng 6 tháng Giêng, dù trời mưa phùn nhưng hàng trăm nghìn người vẫn đổ về khu du lịch Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) để làm lễ đầu năm. Do lượng người đổ đến quá đông nên cả ga cáp treo và đường bộ dẫn lên "Nam thiên đệ nhất động" đều trong cảnh chen lấn, ùn tắc. Và mặc dù có lệnh cấm nhưng các nhà hàng, quán ăn ở chùa Hương vẫn bày bán đủ các loại thịt động vật, trong đó có cả nai, nhím, hoẵng... cho khách hành hương về đất phật. Không những vậy, một số nhà hàng sau khi giết mổ động vật xong còn treo nguyên bộ khung xương của động vật bị giết thịt lên, gây ra cảm giác không mấy đẹp mắt tại lễ hội. |